Trang trí nội thất không chỉ làm đẹp cho không gian ngôi nhà bạn đẹp mà còn thể hiện sự đẳng cấp mang dấu ấn phong cách con người của từng cá nhân.
Bởi vậy, có thể nói nhà thiết kế nội thất là cánh tay nối dài trong việc hoàn thiện và thổi sự sống vào cho công trình của các kiến trúc sư. Cũng có thể ví như kiến trúc sư công trình sản sinh ra một cơ thể sống, còn các nhà thiết kế nội thất chăm chút trang điểm để cơ thể sống đó trở thành một con người đẹp đẽ và thích hợp. Trang trí nội thất không chỉ làm đẹp cho không gian ngôi nhà bạn đẹp mà còn thể hiện sự đẳng cấp mang dấu ấn phong cách con người của từng cá nhân.
Có thể nói trang trí nội thất chính là sự sắp xếp các đồ đạc một cách hợp lý, phối hợp hài hòa giữa bố cục, màu sắc và ánh sáng trong một không gian nhất định. Nó đòi hỏi ở những họa sĩ trang trí nội thất sự sáng tạo và cách nhìn tổng thể hài hòa trong từng không gian nội thất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sắp xếp đồ đạc theo ý mình thích mà không cần phải nhờ đến nhà tư vấn nào khác miễn sao bạn hài lòng là được.
Một kiến trúc sư công trình cũng có nhiều vật liệu khác nhau như gạch, cát, xi măng, kính... để có thể biến ý tưởng của mình thành công trình kiến trúc.
Vậy nhà thiết kế trang trí nội thất có các “vũ khí” gì trong tay để có thể biến một căn phòng trống rỗng thành một không gian nội thất xinh đẹp?
Chúng ta có thể thấy nhiều cửa hiệu trương bảng hiệu rất to: Cửa hàng trang trí nội thất và khi bước vào, bạn sẽ lạc trong mê cung bàn ghế giường tủ các loại. Bởi vậy mà không ít người nghĩ đơn giản rằng trang trí nội thất có nghĩa là mua bàn ghế về bày trong nhà. Tất nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Dù bàn ghế, giường tủ là một phần quan trọng để phục vụ công năng và đóng góp vào yếu tố thẩm mỹ của thiết kế nội thất, nhưng đó không phải là tất cả. Có rất nhiều “vũ khí” khác nhau được các nhà thiết kế nội thất sử dụng để tạo nên một trang trí nội thất hoàn chỉnh. “Kho tàng” ấy gồm các thành phần chủ yếu dưới đây:
1. Thành phần cố định
Đây là những yếu tố mà nhà thiết kế nội thất thừa hưởng từ kiến trúc sư công trình. Tường, trần, sàn, cửa ra vào, cửa sổ là các yếu tố cơ bản, quyết định màu sắc chủ đạo và cảm quan thẩm mỹ nói chung của một không gian nội thất.
Hiện nay kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất đều có thể hợp tác thiết kế ngay từ giai đoạn thiết kế thi công. Điều này có nghĩa là nhà thiết kế nội thất không bị động mà chủ động trong phần việc của mình.
Khoảng hai mươi năm trước, khi kinh tế đất nước ta còn khó khăn, thường thì các tường hay trần chỉ được hoàn thiện bằng cách quét vôi với một vài màu sắc hết sức nghèo nàn. Đến nay, nhà thiết kế có trong tay vô số loại vật liệu hoàn thiện, màu sắc hoa văn vô cùng phong phú. Tùy vào ý tưởng sáng tạo và tài riêng của mình, nhà thiết kế sẽ lựa chọn vật liệu hoàn thiện và màu sắc cho các yếu tố này sao cho chúng phối hợp hài hòa với nhau để tạo nên một không gian nội thất ấn tượng và thẩm mỹ, làm nền cho các yếu tố trang trí khác.
2. Trang thiết bị chức năng
Đây là những vật dụng phục vụ công năng của một không gian nội thất. Chẳng hạn phòng khách thì nhất định phải có bộ bàn ghế để tiếp khách, phòng ngủ không thể thiếu giường và tủ quần áo... Ngoài bàn ghế, các trang thiết bị khác như màn cửa, đèn chiếu sáng, thảm trải trên sàn, kệ sách, khăn trải bàn… vừa đảm nhận chức năng phục vụ nhu cầu sử dụng, vừa đóng góp vào thẩm mỹ chung cho không gian nội thất.
Tuy nhiên, với sự phát triển đô thị và gia tăng dân số mạnh mẽ như hiện nay, diện tích ở ngày càng thu hẹp, tình trạng một phòng có đủ các chức năng như vừa làm nơi để ăn, đồng thời là nơi ngủ và làm việc... khá phổ biến. Đây là một bài toán khó cho nhà thiết kế nội thất, cũng là lúc thử thách tính sáng tạo và linh hoạt của họ, khi các quan niệm về chức năng sử dụng không còn ranh giới nữa.
3. Vật thể trang trí
Để tăng thêm sự phong phú và sinh động cho không gian nội thất, người thiết kế thường hay đưa vào tác phẩm của mình các vật thể trang trí như tranh ảnh, tượng, lọ hoa... dù các vật thể này không có chức năng sử dụng cụ thể ngoài mục đích trang trí...
Tuy nhiên các vật thể trang trí không giới hạn trong các tác phẩm mỹ nghệ, mà có thể là bất cứ vật thể nào bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày. Một hòn sỏi bạn nhặt được trên bờ biển, một cành cây khô hái bên đường... đều có thể trở thành các yếu tố đóng góp vào tác phẩm trang trí nội thất.
Điều quan trọng là bạn có ý thức sáng tạo để đưa vật thể đó vào vị trí nào, và nó sẽ kết hợp, tương tác với các yếu tố trang trí khác ra sao để đạt được sự hài hòa trong thiết kế.
4. Ánh sáng
Dù không phải là một vật thể có thể “sờ” được, có một yếu tố rất quan trọng đối với không gian nội thất: ánh sáng.
Người thiết kế nội thất có nhiều nguồn ánh sáng để chọn lựa sao cho tăng hiệu quả thẩm mỹ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chuẩn gần như không thể thay đổi trong việc chọn nguồn sáng: phòng ngủ bắt buộc phải có ánh sáng tự nhiên dù có đủ loại ánh sáng từ đèn trần, đèn tường, đèn bàn, trong khi một phòng chiếu phim, khiêu vũ, hay triển lãm tranh thì bắt buộc phải sử dụng ánh sáng nhân tạo (điện) v.v...
Nguồn sáng nhân tạo không chỉ phục vụ cho chức năng chiếu sáng đơn thuần (các loại đèn chiếu sáng trên bàn viết hay chiếu sáng chung trong phòng), nhà thiết kế còn có thể sử dụng các nguồn sáng nhân tạo như là các điểm sáng trang trí, dùng để tô điểm và nhấn mạnh các yếu khác như các bức tranh hay một lọ hoa trong phòng.
5. Âm thanh
Có một yếu tố khác, thú vị ở chỗ bạn vừa không “sờ” được và cũng chẳng “thấy” được, nhưng lại hỗ trợ rất đắc lực để tăng cảm xúc cũng như tính lãng mạn của một số công trình thiết kế nội thất. Đó là âm thanh.
Một số nhà thiết kế sử dụng dòng nước chảy liên hoàn, như một thác nước nhỏ để tạo tiếng róc rách nhằm đưa thiên nhiên vào tác phẩm nội thất của mình. Thủ pháp này được sử dụng khá nhiều cho nội thất sảnh tiếp đón khách sạn, các quán cà phê hay trong phòng khách, phòng ngủ các hộ gia đình.
Không chỉ giới hạn ở các âm thanh mô phỏng thiên nhiên, các nhà thiết kế đôi khi cũng sử dụng âm thanh phát ra từ các loa giấu âm trong trần để tạo hiệu ứng âm thanh cho nội thất.
Tất nhiên âm nhạc sử dụng trong các trường hợp này phải được chọn lựa phù hợp với từng loại không gian nội thất để không phản tác dụng với ý đồ và phong cách của nhà thiết kế. Chắc chắn bạn sẽ bị xốc nếu ở trong một không gian sang trọng như một bảo tàng hay triển lãm tranh mà nghe âm thanh chói tai của nhạc hard-rock hay hip-hop, hoặc trong một quán bar thiết kế theo phong cách cực kỳ hiện đại mà nhạc nền lại là quan họ hay vọng cổ thì quả thực “chịu... hết nổi!”.
Điều này đòi hỏi nhà thiết kế trang trí nội thất không chỉ giới hạn kiến thức trong phạm vi kiến trúc hay hội họa, mà còn phải nhuần nhuyễn nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội khác như âm nhạc, văn học...
6. Vũ khí của tương lai
Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, đang mang đến hơi thở mới cho các công trình kiến trúc cũng như trang trí nội thất
Nếu trở thành một nhà thiết kế nội thất trong tương lai, bạn không chỉ cân nhắc vấn đề phong cách nghệ thuật, mà còn phải quan tâm đến hàng loạt các vấn đề thời đại như môi trường sinh thái, năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.
Các vật thể quen thuộc như bàn ghế sẽ thay đổi hình dạng và kích thước, được chuyển hóa, nhào nặn thành các hình dạng trừu tượng. Khi đó ranh giới giữa một sản phẩm bàn ghế gia dụng và một tác phẩm điêu khắc hiện đại sẽ bị xóa bỏ.
Các loại vật liệu tổng hợp, sợi quang học, sợi carbon... tạo nên tiềm năng lớn cho ngành trang trí nội thất. Chẳng hạn như đối với ánh sáng, người thiết kế có thể thả sức đưa những ý tưởng hoa mỹ và bay bổng, không còn lệ thuộc vào việc nguồn sáng phải là các bóng đèn vì cả một tấm trần có thể làm từ vật liệu tự phát sáng.
Công nghệ thay đổi kéo theo không gian sống cũng thay đổi. Hãy hình dung bạn sẽ được ở trong một ngôi nhà thông minh được lập trình sẵn, để tự động mở đèn, bật tắt thiết bị, vách ngăn trong nội thất tự chuyển hóa màu sắc, chất liệu theo mùa, theo thời tiết, hay theo cảm xúc vui buồn của bạn.
Những thay đổi đó dù không tác động trực tiếp đến phong cách thiết kế nhưng sẽ tạo cho không gian nội thất những biến hóa vô cùng phong phú. Những thành tựu khoa học công nghệ chính là một vũ khí đắc lực của nhà thiết kế nội thất
Trang trí nội thất là gì?
Ngành trang trí nội thất là bạn đồng hành thân thiết và cũng là trợ thủ đắc lực của ngành kiến trúc. Một công trình kiến trúc dù có quy mô hoành tráng, hình khối độc đáo và kiểu dáng hiện đại mà phần trang trí nội thất, thiết kế không gian sử dụng bên trong không tiện dụng, không hài hòa về mặt thẩm mỹ cũng sẽ trở thành một công trình tầm thường.Bởi vậy, có thể nói nhà thiết kế nội thất là cánh tay nối dài trong việc hoàn thiện và thổi sự sống vào cho công trình của các kiến trúc sư. Cũng có thể ví như kiến trúc sư công trình sản sinh ra một cơ thể sống, còn các nhà thiết kế nội thất chăm chút trang điểm để cơ thể sống đó trở thành một con người đẹp đẽ và thích hợp. Trang trí nội thất không chỉ làm đẹp cho không gian ngôi nhà bạn đẹp mà còn thể hiện sự đẳng cấp mang dấu ấn phong cách con người của từng cá nhân.
Có thể nói trang trí nội thất chính là sự sắp xếp các đồ đạc một cách hợp lý, phối hợp hài hòa giữa bố cục, màu sắc và ánh sáng trong một không gian nhất định. Nó đòi hỏi ở những họa sĩ trang trí nội thất sự sáng tạo và cách nhìn tổng thể hài hòa trong từng không gian nội thất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sắp xếp đồ đạc theo ý mình thích mà không cần phải nhờ đến nhà tư vấn nào khác miễn sao bạn hài lòng là được.
Các yếu tố cấu thành trang trí nội thất
Một đầu bếp giỏi không thể tạo ra bữa tiệc thịnh soạn nếu không có đầy đủ các loại thực phẩm, gia vị...Một kiến trúc sư công trình cũng có nhiều vật liệu khác nhau như gạch, cát, xi măng, kính... để có thể biến ý tưởng của mình thành công trình kiến trúc.
Vậy nhà thiết kế trang trí nội thất có các “vũ khí” gì trong tay để có thể biến một căn phòng trống rỗng thành một không gian nội thất xinh đẹp?
Chúng ta có thể thấy nhiều cửa hiệu trương bảng hiệu rất to: Cửa hàng trang trí nội thất và khi bước vào, bạn sẽ lạc trong mê cung bàn ghế giường tủ các loại. Bởi vậy mà không ít người nghĩ đơn giản rằng trang trí nội thất có nghĩa là mua bàn ghế về bày trong nhà. Tất nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Dù bàn ghế, giường tủ là một phần quan trọng để phục vụ công năng và đóng góp vào yếu tố thẩm mỹ của thiết kế nội thất, nhưng đó không phải là tất cả. Có rất nhiều “vũ khí” khác nhau được các nhà thiết kế nội thất sử dụng để tạo nên một trang trí nội thất hoàn chỉnh. “Kho tàng” ấy gồm các thành phần chủ yếu dưới đây:
1. Thành phần cố định
Đây là những yếu tố mà nhà thiết kế nội thất thừa hưởng từ kiến trúc sư công trình. Tường, trần, sàn, cửa ra vào, cửa sổ là các yếu tố cơ bản, quyết định màu sắc chủ đạo và cảm quan thẩm mỹ nói chung của một không gian nội thất.
Hiện nay kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất đều có thể hợp tác thiết kế ngay từ giai đoạn thiết kế thi công. Điều này có nghĩa là nhà thiết kế nội thất không bị động mà chủ động trong phần việc của mình.
Khoảng hai mươi năm trước, khi kinh tế đất nước ta còn khó khăn, thường thì các tường hay trần chỉ được hoàn thiện bằng cách quét vôi với một vài màu sắc hết sức nghèo nàn. Đến nay, nhà thiết kế có trong tay vô số loại vật liệu hoàn thiện, màu sắc hoa văn vô cùng phong phú. Tùy vào ý tưởng sáng tạo và tài riêng của mình, nhà thiết kế sẽ lựa chọn vật liệu hoàn thiện và màu sắc cho các yếu tố này sao cho chúng phối hợp hài hòa với nhau để tạo nên một không gian nội thất ấn tượng và thẩm mỹ, làm nền cho các yếu tố trang trí khác.
2. Trang thiết bị chức năng
Đây là những vật dụng phục vụ công năng của một không gian nội thất. Chẳng hạn phòng khách thì nhất định phải có bộ bàn ghế để tiếp khách, phòng ngủ không thể thiếu giường và tủ quần áo... Ngoài bàn ghế, các trang thiết bị khác như màn cửa, đèn chiếu sáng, thảm trải trên sàn, kệ sách, khăn trải bàn… vừa đảm nhận chức năng phục vụ nhu cầu sử dụng, vừa đóng góp vào thẩm mỹ chung cho không gian nội thất.
Tuy nhiên, với sự phát triển đô thị và gia tăng dân số mạnh mẽ như hiện nay, diện tích ở ngày càng thu hẹp, tình trạng một phòng có đủ các chức năng như vừa làm nơi để ăn, đồng thời là nơi ngủ và làm việc... khá phổ biến. Đây là một bài toán khó cho nhà thiết kế nội thất, cũng là lúc thử thách tính sáng tạo và linh hoạt của họ, khi các quan niệm về chức năng sử dụng không còn ranh giới nữa.
3. Vật thể trang trí
Để tăng thêm sự phong phú và sinh động cho không gian nội thất, người thiết kế thường hay đưa vào tác phẩm của mình các vật thể trang trí như tranh ảnh, tượng, lọ hoa... dù các vật thể này không có chức năng sử dụng cụ thể ngoài mục đích trang trí...
Tuy nhiên các vật thể trang trí không giới hạn trong các tác phẩm mỹ nghệ, mà có thể là bất cứ vật thể nào bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày. Một hòn sỏi bạn nhặt được trên bờ biển, một cành cây khô hái bên đường... đều có thể trở thành các yếu tố đóng góp vào tác phẩm trang trí nội thất.
Điều quan trọng là bạn có ý thức sáng tạo để đưa vật thể đó vào vị trí nào, và nó sẽ kết hợp, tương tác với các yếu tố trang trí khác ra sao để đạt được sự hài hòa trong thiết kế.
4. Ánh sáng
Dù không phải là một vật thể có thể “sờ” được, có một yếu tố rất quan trọng đối với không gian nội thất: ánh sáng.
Người thiết kế nội thất có nhiều nguồn ánh sáng để chọn lựa sao cho tăng hiệu quả thẩm mỹ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chuẩn gần như không thể thay đổi trong việc chọn nguồn sáng: phòng ngủ bắt buộc phải có ánh sáng tự nhiên dù có đủ loại ánh sáng từ đèn trần, đèn tường, đèn bàn, trong khi một phòng chiếu phim, khiêu vũ, hay triển lãm tranh thì bắt buộc phải sử dụng ánh sáng nhân tạo (điện) v.v...
Nguồn sáng nhân tạo không chỉ phục vụ cho chức năng chiếu sáng đơn thuần (các loại đèn chiếu sáng trên bàn viết hay chiếu sáng chung trong phòng), nhà thiết kế còn có thể sử dụng các nguồn sáng nhân tạo như là các điểm sáng trang trí, dùng để tô điểm và nhấn mạnh các yếu khác như các bức tranh hay một lọ hoa trong phòng.
5. Âm thanh
Có một yếu tố khác, thú vị ở chỗ bạn vừa không “sờ” được và cũng chẳng “thấy” được, nhưng lại hỗ trợ rất đắc lực để tăng cảm xúc cũng như tính lãng mạn của một số công trình thiết kế nội thất. Đó là âm thanh.
Một số nhà thiết kế sử dụng dòng nước chảy liên hoàn, như một thác nước nhỏ để tạo tiếng róc rách nhằm đưa thiên nhiên vào tác phẩm nội thất của mình. Thủ pháp này được sử dụng khá nhiều cho nội thất sảnh tiếp đón khách sạn, các quán cà phê hay trong phòng khách, phòng ngủ các hộ gia đình.
Không chỉ giới hạn ở các âm thanh mô phỏng thiên nhiên, các nhà thiết kế đôi khi cũng sử dụng âm thanh phát ra từ các loa giấu âm trong trần để tạo hiệu ứng âm thanh cho nội thất.
Tất nhiên âm nhạc sử dụng trong các trường hợp này phải được chọn lựa phù hợp với từng loại không gian nội thất để không phản tác dụng với ý đồ và phong cách của nhà thiết kế. Chắc chắn bạn sẽ bị xốc nếu ở trong một không gian sang trọng như một bảo tàng hay triển lãm tranh mà nghe âm thanh chói tai của nhạc hard-rock hay hip-hop, hoặc trong một quán bar thiết kế theo phong cách cực kỳ hiện đại mà nhạc nền lại là quan họ hay vọng cổ thì quả thực “chịu... hết nổi!”.
Điều này đòi hỏi nhà thiết kế trang trí nội thất không chỉ giới hạn kiến thức trong phạm vi kiến trúc hay hội họa, mà còn phải nhuần nhuyễn nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội khác như âm nhạc, văn học...
6. Vũ khí của tương lai
Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, đang mang đến hơi thở mới cho các công trình kiến trúc cũng như trang trí nội thất
Nếu trở thành một nhà thiết kế nội thất trong tương lai, bạn không chỉ cân nhắc vấn đề phong cách nghệ thuật, mà còn phải quan tâm đến hàng loạt các vấn đề thời đại như môi trường sinh thái, năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.
Các vật thể quen thuộc như bàn ghế sẽ thay đổi hình dạng và kích thước, được chuyển hóa, nhào nặn thành các hình dạng trừu tượng. Khi đó ranh giới giữa một sản phẩm bàn ghế gia dụng và một tác phẩm điêu khắc hiện đại sẽ bị xóa bỏ.
Các loại vật liệu tổng hợp, sợi quang học, sợi carbon... tạo nên tiềm năng lớn cho ngành trang trí nội thất. Chẳng hạn như đối với ánh sáng, người thiết kế có thể thả sức đưa những ý tưởng hoa mỹ và bay bổng, không còn lệ thuộc vào việc nguồn sáng phải là các bóng đèn vì cả một tấm trần có thể làm từ vật liệu tự phát sáng.
Công nghệ thay đổi kéo theo không gian sống cũng thay đổi. Hãy hình dung bạn sẽ được ở trong một ngôi nhà thông minh được lập trình sẵn, để tự động mở đèn, bật tắt thiết bị, vách ngăn trong nội thất tự chuyển hóa màu sắc, chất liệu theo mùa, theo thời tiết, hay theo cảm xúc vui buồn của bạn.
Những thay đổi đó dù không tác động trực tiếp đến phong cách thiết kế nhưng sẽ tạo cho không gian nội thất những biến hóa vô cùng phong phú. Những thành tựu khoa học công nghệ chính là một vũ khí đắc lực của nhà thiết kế nội thất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét